Nhân viên là “thượng
đế”
Starbucks, Google, Microsoft là những doanh nghiệp có chế độ
đãi ngộ nhân viên tốt nhất thế giới. Các doanh nghiệp này đều coi nhân viên là “thượng
đế” cần được chăm sóc chu đáo. Bởi nhân viên hài lòng thì mới hết mình cống hiến,
mới phát huy sự sáng tạo và thúc đẩy hiệu quả công việc.
Starbucks rất chú trọng đến tinh thần và môi trường làm việc
thân thiện với nhân viên, khuyến khích họ tạo dựng các mối quan hệ gắn bó ngay
trong nhóm và luôn xem nhân viên là các “thượng đế” cần chăm sóc hết mình. Tại
Starbucks, các nhân viên thường được gọi với cái tên trang trọng hơn là “đồng
nghiệp”, ngay cả các nhân viên bán thời gian (tại Mỹ) luôn có cơ hội nhận cổ
phiếu và bảo hiểm của công ty. Vào thời kỳ khủng hoảng kinh tế, khi các công ty
bán lẻ sa thải hàng loạt nhân viên, Starbucks vẫn kiên trì đầu tư vào huấn luyện
kỹ năng cho nhân viên của mình, bao gồm các khóa pha chế và thậm chí những môn
học có thể đổi thành tín chỉ ở nhiều trường Đại học tại Mỹ.
Tại Google, nhân viên có thể kiếm được trung bình 140.000 USD/năm
(khoảng 3,1 tỷ đồng) bao gồm cả tiền thưởng và lãi cổ phiếu. Nhân viên được
phép dành thời gian thực hiện những dự án khác mà họ muốn ngoài công việc hàng
ngày mà họ phải làm ở công ty. Ngoài chế độ lương thưởng hậu hĩnh, google còn
cung cấp các dịch vụ tiện ích cho nhân viên tại môi trường làm việc. Nhân viên
thường được khuyến khích sử dụng các trang thiết bị của công ty để tập luyện gồm
phòng tập gym, sân chơi bóng chuyền, phòng chơi bowling, công viên dành cho các
hoạt động thể thao ngoài trời. Bên cạnh đó, mỗi năm Google bỏ ra hàng triệu đô
la để cung cấp miễn phí đầy đủ 3 bữa ăn 1 ngày cho nhân viên. Google còn có
phòng mát-xa, phòng học thanh nhạc và nhạc cụ dành cho nhân viên. Họ còn được
phép mang chó đến nơi làm việc. Những nhân viên không có xe hay không muốn tự
lái xe đi làm có thể ngồi xe bus miễn phí của công ty. Trụ sở và các chi nhánh
của Google đều được đặt tại những nơi có phong cảnh rất đẹp tạo cảm hứng làm việc
cho nhân viên.
Tại Microsoft, nhân viên mới có con nghỉ phép có lương.
Ngoài ra còn cả một mạng lưới các hệ thống hỗ trợ, như các chương trình tư vấn,
chăm sóc sức khỏe, trong đó có cả điều trị bệnh tâm thần. Microsoft là công ty
lớn đầu tiên cung cấp phúc lợi này.
Đo lường sự hài lòng
nhân viên
Không dừng lại ở việc cung cấp các chế độ đãi ngộ hào phóng
cho nhân viên, các doanh nghiệp này còn thường xuyên lắng nghe ý kiến nhân
viên, đo lường sự hài lòng và gắn kết của nhân viên để nhanh chóng điều chỉnh
các chính sách không phù hợp.
Tại Google, thứ sáu hàng tuần, các nhà lãnh đạo cấp cao như
CEO Larry Page và Chủ tịch Sergey Brin của Alphabet sẽ mở một diễn đàn có tên
TGIF, tại đây nhân viên có thể đặt ra những câu hỏi về công ty cho các lãnh đạo,
dù là các câu hỏi nhạy cảm. Nhân viên cũng có thể chia sẻ ý kiến trực tiếp với
những người lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp.
Starbucks đang xây dựng công cụ đo lường sự gắn kết của nhân
viên bằng ứng dụng trên điện thoại. Theo đó, công cụ này sẽ cho phép lãnh đạo
doanh nghiệp nắm được tâm tư, tình cảm, ý kiến của nhân viên theo thời gian thực.
Ứng dụng đo lường sự hài lòng nhân viên của Starbuck cho phép doanh nghiệp truyền
tải thông điệp tới nhân viên một cách dễ dàng: từ các thông báo đến những lời động
viên, khích lệ nhân viên. Quan trọng hơn, ứng dụng này là kênh để nhân viên bày
tỏ suy nghĩ, các sáng kiến cải cách cho doanh nghiệp. Starbuck cũng có thể đánh
giá mức độ hài lòng và mức độ gắn kết của nhân viên thông qua việc đo lường.
Sự hài lòng và gắn kết của nhân viên chính là nhân tố tạo nên sự hài lòng của khách hàng. |
Vì sao phải đo lường
sự hài lòng nhân viên?
CEO của Starbucks – Howard Schultz tin rằng những nhân viên
được chăm sóc tốt và cảm thấy mãn nguyện sẽ qua đó chăm sóc và cung cấp những
trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Đo lường sự hài lòng của nhân viên cho
phép lãnh đạo nắm được tâm tư tình cảm của nhân viên, từ đó đưa ra các chính
sách quản lý, phát triển nhân sự hợp lý. Howard đưa ra lời khuyên: “Đừng xem việc
đãi ngộ hào phóng với nhân viên là một khoản chi phí cắt ra từ lợi nhuận, hãy
xem nó là “nước tăng lực” giúp doanh nghiệp lớn mạnh hơn cả mường tượng của
lãnh đạo”.
Các chuyên gia quản trị cho rằng sự hài lòng và gắn kết của nhân
viên tác động trực tiếp đến kết quả kinh doanh bởi nhân viên chính là lực lượng
tạo ra kết quả. Ít hài lòng thì ít cống hiến, kém sáng tạo, hiệu quả công việc
thấp. Ngược lại, nhân viên hài lòng sẽ cống hiến hết mình với công việc, chủ động
theo đuổi các mục tiêu chung của doanh nghiệp. Ngoài ra, sự hài lòng của nhân
viên còn giúp nội bộ doanh nghiệp gắn kết, nhân viên ca ngợi sự đối đãi của
doanh nghiệp với khách hàng, đối tác, và cả trên truyền thông đại chúng, tăng
uy tín cho doanh nghiệp. Điển hình như Starbucks, Google luôn được nhân viên ca
ngợi là môi trường làm việc mơ ước.
Đo lường sự hài lòng của nhân viên là hoạt động cần thiết ở
bất kỳ loại hình kinh doanh nào. Ở nước ngoài, việc đo lường này đã được thực
hiện từ lâu, trước đây là hằng năm, ngày nay là đo theo thời gian thực. Nếu bạn
quan tâm đến các công cụ đo lường sự hài lòng của nhân viên và muốn làm chủ
công cụ này, hãy liên lạc với hearme để nhận được tư vấn chi tiết nhé!
Bản quyền nội dung: Hearme.vn
0 Nhận xét