Người lao động hạnh phúc, hài lòng với công việc có phải là
biểu hiện của sự gắn kết với doanh nghiệp? Đúng nhưng chưa đủ, sự gắn kết của
nhân viênvới doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở hạnh phúc và hài lòng.
Ở bài trước, hearme đã phân tích tầm quan trọng của sự gắn kếtnhân viên với doanh nghiệp, ở bài này, chúng tôi sẽ phân tích kỹ hơn các biểu
hiện của sự gắn kết nhằm giúp các nhà quản trị hiểu đúng và đủ về khái niệm
này.
Sự gắn kết của nhân viên tác động trực tiếp đến kết quả kinh doanh, đến tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp. |
Employee engagement (sự gắn kết nhân viên) là một thuật ngữ
trong quản trị nhân sự (Human Resource Management - HRM). Với người làm HRM, sự
gắn kết nhân viên được hiểu là một phương pháp quản trị nhằm tạo ra môi trường
làm việc phù hợp để tất cả mọi thành viên của tổ chức đều muốn cống hiến hết
mình mỗi ngày, cam kết với các mục tiêu và giá trị của tổ chức, thúc đẩy họ đóng
góp vì sự thành công của tổ chức với niềm tin đó cũng chính là thành công của họ.
Chuyên gia HRM - David Macleod cho rằng sự gắn kết nhân viên
có nghĩa làm sao để tạo ra môi trường làm việc để tất cả nhân viên muốn cống hiến
cho công ty khả năng và tiềm năng của họ.
Sự gắn kết nhân viên hình thành dựa trên sự tin tưởng, liêm
chính, sự cam kết và giao tiếp hai chiều: tổ chức và các thành viên của tổ chức.
Đây là một phương pháp giúp tăng cơ hội thành công cho tổ chức, thúc đẩy năng
suất lao động của cá nhân và tổ chức.
Sự gắn kết của nhân viên là thứ có thể đo lường và quản trị.
Có công ty làm rất tốt nhưng cũng có doanh nghiệp làm rất tệ. Có CEO tìm mọi
cách tăng sự gắn kết của nhân viên nhưng cũng có ông chủ không quan tâm, không
đo lường cũng không quản trị.
Như vậy, sự gắn kết nhân viên có thể hiểu ngắn gọn là sự cam
kết bằng cảm xúc của nhân viên với tổ chức và mục tiêu của tổ chức. Sự cam kết
này có nghĩa là người lao động thực sự để tâm đến công việc của mình và sự phát
triển của tổ chức. Họ không chỉ làm việc vì tiền, làm để kiếm cơ hội thăng tiến,
mà làm việc để thực hiện các mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Biểu hiện của sự gắn
kết
Khi người lao động gắn kết với doanh nghiệp, họ tự thân nỗ lực.
Điều này có nghĩa là họ sẵn sàng làm thêm giờ khi cần thiết mà không chờ ai phải
hỏi. Có nghĩa là họ tự giác nhặt rác bỏ vào thùng để nơi làm việc sạch sẽ ngay
cả khi không có ai nhìn thấy họ làm việc đó. Có nghĩa là họ sẵn sàng ở lại thêm
5-10 phút để hoàn thành nốt công việc đang dở dang dù chuông đã báo đến giờ tan
ca.
Dưới đây là một số biểu hiện của một nhân viên gắn kết:
Cởi mở trong giao tiếp:
nhân viên gắn kết không chỉ giao tiếp với những người ngồi gần mình mà cởi mở với
tất cả mọi người trong cùng tổ chức. Họ thường đưa ra các góp ý hữu ích. Họ
giúp đồng nghiệp và quản lý cập nhật thông tin về các dự án đang làm. Họ luôn
quan tâm đến việc đảm bảo bạn hiểu vấn đề họ nói và ngược lại. Họ cởi mở và giỏi
giao tiếp.
Tạo trải nghiệm tích
cực cho tất cả mọi người: Nhân viên gắn kết không chỉ quan tâm đến môi trường
làm việc của bản thân mà còn muốn tất đồng nghiệp cùng có trải nghiệm tích cực.
Họ sẵn sàng hỗ trợ bạn bất cứ khi nào bạn cần.
Nhìn xa, trông rộng,
tìm kiếm triển vọng hợp tác: một nhân sự gắn kết sẽ không chỉ nhìn vào nhiệm
vụ được giao và cố gắng hoàn thành công việc của mình mà họ còn nhìn thấy mục
tiêu lớn hơn của tổ chức và làm công việc của mình vì mục tiêu này. Họ đồng thời
giúp đồng nghiệp nhận ra mục tiêu này, muốn đồng nghiệp cùng đạt được thành quả.
Luôn tìm cách cải thiện
và chia sẻ với đồng nghiệp: người lao động gắn kết không chỉ tập trung vào
việc hoàn thành công việc hằng ngày mà họ còn luôn tìm cách để cả nhóm cùng cải
thiện năng suất và chất lượng lao động. Họ là người luôn tìm kiếm các giải pháp
để cải thiện quy trình làm việc, nâng cao hiệu quả và cải thiện chi phí. Họ sẽ
chia sẻ những giải pháp này với đồng nghiệp để cùng nhau phát triển.
Vượt quá mục tiêu và
kỳ vọng: nhân viên gắn kết luôn đạt được mục tiêu vượt xa kỳ vọng của người
quản lý. Khi gặp vấn đề nằm ngoài kế hoạch với dự án hiện tại, họ sẽ tự phân
tích và tìm ra bài học, rút kinh nghiệm cho các dự án sau.
Phát triển bản thân cả
về con người và chuyên môn: Đo lường sự gắn kết nhân viên không đơn thuần
là đo thời gian họ ngồi ở văn phòng làm việc, mà quan trọng hơn là đo thái độ,
hành vi của họ nơi công sở. Liệu họ có hứng thú học các kỹ năng mới. Họ có mong
chờ được tham dự toạ đàm, hội thảo và các cuộc trao đổi để giúp họ giỏi chuyên
môn hơn. Nhân sự gắn kết sẽ luôn muốn học hỏi và phát triển bản thân cả về con
người và chuyên môn.
Giới thiệu nhân sự tốt
và ít nhảy việc: sự gắn kết có tác động mạnh mẽ đến quá trình tuyển dụng và
nhảy việc. Nhân sự gắn kết sẽ giới thiệu cho doanh nghiệp người phù hợp với vị
trí đang tìm kiếm, họ sẵn sàng đề cử đồng nghiệp vào vị trí quản lý nếu thấy
người đó phù hợp. Họ sẽ ít nghĩ đến chuyện nhảy việc. Họ muốn gắn bó với công
ty lâu dài.
Bản quyền nội dung: Hearme.vn
0 Nhận xét