CLB thể thao miễn phí của Nike
Cứ thứ 3 và thứ 5 hàng tuần tại khu thương mại sầm uất nhất Đài Loan luôn có khoảng 150 người tụ tập trước cửa hàng của Nike. Họ là thành viên của câu lạc bộ thể thao do Nike tài trợ. CLB thành lập từ cuối năm 2018 với 15 thành viên đầu tiên và tăng với tốc độ chóng mặt, thậm chí danh sách thành viên dự bị còn quá tải vì ngay cả nhân viên của công ty đối thủ cũng góp mặt.
CLB miễn phí của Nike tạo tiếng vang lớn trong cộng đồng. |
Mấu chốt thành công của câu lạc bộ là Nike không bắt ai phải mua giày tại cửa hàng của Nike khi tham gia CLB. Nhưng thực tế, mỗi thành viên đều tự nguyện sính cho mình một đôi giày Nike.
Sự thoải mái này thu hút ngày càng nhiều thành viên tham gia đến mức CLB phải tạo thêm những buổi ngoại khoá không định kì với những người tham gia đăng kí trước từ vài tháng.
Chiếc máy bán áo thun 2 Euro
Một chiếc máy bán áo thun tự động được đặt ở một con đường lớn giữa thủ đô Berlin, Đức. Giá áo rất rẻ, chỉ 2 euro (khoảng 48 nghìn đồng), nhiều người cho tiền vào máy bán nhưng rồi lại quyết định không mua chiếc áo đó nữa. Điều gì đã xảy ra?
Khi khách hàng bỏ tiền xu vào máy, họ sẽ được mời chọn kích cỡ chiếc áo sẽ mua. Tuy nhiên sau đó một đoạn phim sẽ được hiển thị lên màn ảnh.
Chiến dịch cho thấy sức mạnh thay đổi hành vi của marketing bằng trải nghiệm. |
Họ phải làm việc cật lực lên đến 16 tiếng mỗi ngày, với thù lao khiêm tốn chỉ khoảng 13 cent/giờ (khoảng 2.800 đồng/giờ). Đó chính là lý do khiến cho chiếc áo sơ mi có giá thành rất thấp.
Sau khi đoạn phim kết thúc, dòng chữ 'Bạn vẫn muốn mua chiếc áo 2 euro này không?' hiện lên.
Và rất nhanh chóng, mọi người đều chọn lựa phần "Quyên góp (Donate)" thay vì "Mua (Buy)".
Mục đích của chiếc máy bán tự động này là nâng cao nhận thức người dân, giúp người dân hiểu rõ hơn ngành công nghiệp thời trang giá rẻ và cái giá phải trả của những công nhân lao động ở các nước thuộc thế giới thứ 3, các nước đang phát triển.
Chiến dịch “ăn theo” Google của Zappos
Để quảng bá ứng dụng Ảnh mới của mình, Google đã đi đến các đường phố ở Austin, Texas, với một chiếc xe tải chở những chiếc bánh cupcake. Người muốn thưởng bánh không phải trả bằng tiền mặt mà trả bằng một bức ảnh chụp bằng ứng dụng của Google.
Chiến dịch Marketing "Pay with a Photo" của Google nhận được sự quan tâm của đông đảo dân địa phương.
Google chạy chiến dịch "Pay with a photo"... |
Zappos "ăn theo" bằng chiến dịch "Pay with a cupcake" |
Ai không muốn đổi 1 chiếc cupcake lấy những thứ giá trị này? Kết quả là hầu hết những người vừa đổi ảnh lấy cupcake từ google đều qua máy bán hàng của Zappos để đổi những thứ có giá trị hơn.
Mới nghe qua câu chuyện, một số người sẽ nghĩ rằng Zappos đang "chơi khăm" Google nhưng nhìn từ góc độ marketing trải nghiệm cả hai thương hiệu đều được lợi trong hoàn cảnh này.
Google và Zappos theo đuổi hai ngành nghề kinh doanh khác nhau, họ không cạnh tranh lẫn nhau, nên trong trường hợp này họ đang quảng bá lẫn nhau. Nhờ trải nghiệm tiếp nối trải nghiệm, người tiêu dùng sẽ nhớ đến cả hai thương hiệu.
Bản quyền nội dung: Hearme.vn
0 Nhận xét