Toàn cảnh trải nghiệm khách hàng: Trải nghiệm khách hàng là chiến trường mới

Năng Suất & Sự Tưởng Thưởng Khi Nhân Viên Gắn Kết

Sự gắn kết nhân viên là nhân tố đóng góp hàng đầu cho sự phát triển văn hóa hướng tới “hiệu suất làm việc”, điều này chắc chắn không thể chối bỏ.

Nhưng chính xác sự gắn kết nhân viên là gì? 

 Không có câu trả lời nhất quán nào. Tuy nhiên, tôi thường định nghĩa sự gắn kết nhân viên là một thước đo của việc đầu tư từng nhân viên. Trong công việc của chúng tôi thỉnh thoảng được gọi là sự đầu tư. Gallup định nghĩa nó là “tham gia, nhiệt tình và cam kết với công việc và nơi làm việc.” Và Gallup nên biết rằng, phần lớn các cuộc điều tra sự gắn kết gần đây được thu thập dữ liệu từ hơn 195.000 công nhân Mỹ.

Các kết quả của cuộc điều tra đã được xuất bản trong báo cáo “State of the American Workplace", chỉ ra rằng chỉ có khoảng 33% công nhân cam kết với công việc của họ, một xu hướng đã không thay đổi một cách đáng buồn từ năm 2000. Theo như CEO của Gallup, Jim Clifton thì: 16% nhân viên đang hoạt động không tích cực, họ cảm thấy khổ sở ở nơi làm việc và phá huỷ những gì các nhân viên tích cực nhất xây dựng nên. Số lượng 51% nhân viên còn lại thì không tích cực, họ chỉ ở đó thôi.

Lợi ích của sự gắn kết là rõ ràng và không thể phủ nhận Bain & Company là một tổ chức mà thường xuyên đo lường sự gắn kết nhân viên, và phần lớn kết quả của các cuộc điều tra gần đây của họ tìm ra một vài lợi ích tương tự nhau.

  • Sự gắn kết nhân viên làm tăng thêm 20% doanh thu so với việc ít gắn kết
  • Nhân viên cảm thấy hài lòng cũng tăng hiệu suất thêm 40% so với không hài lòng
  • Sự gắn kết nhân viên làm tăng hiệu suất 44% so với vị trí hài lòng của họ
  • Nhân viên được truyền cảm hứng cũng tăng hiệu suất 125% so với vị trí hài lòng của họ

 Sự gắn kết nhân viên cũng tạo nên sự gắn kết khách hàng. Một báo cáo nghiên cứu của IBM, tựa đề là “Chỉ số trải nghiệm nhân viên”, đã tìm ra rằng 95% nhân viên báo cáo một trải nghiệm nhân viên tích cực với công ty của họ nói rằng họ gắn kết trong các hoạt động mà không phải là một phần công việc của họ nhưng có lợi cho khách hàng và công ty. Con số đó giảm xuống 55% đối với nhân viên báo cáo một trải nghiệm nghèo nàn với ông chủ của họ.

Làm thế nào để cải thiện sự gắn kết nhân viên?

Một khi bạn nhận ra các lợi ích hoạt động và lợi ích tài chính của việc gắn kết nhân viên thì câu hỏi tiếp theo là làm thế nào để đạt được sự gắn kết nhân viên. Và trong khi chưa có câu trả lời nào cho câu hỏi này, tôi đã tìm ra 3 tiêu chí đem lại tác động lớn nhất gồm:


  • Thường xuyên tương tác lẫn nhau trở thành 1 phần của văn hoá hướng tới hướng tới hiệu suất làm việc
  • Tăng cường sự giao tiếp & cộng tác giữa nhân viên & doanh nghiệp
  • Đo lường và cải tiến thường xuyên


 #1. Văn Hóa Thường Xuyên Tương Tác Lẫn Nhau Hướng Tới Hướng Tới Hiệu Suất Làm Việc

Để làm nhân viên cảm thấy hài lòng thì cần đạt được cả 3 điều sau:

  1. Quan tâm tới tôi. Mọi nhân viên đều muốn được biết đến và được công nhận như một cá nhân.
  2. Công nhận giá trị của tôi. Họ muốn trở nên có giá trị và được quý trọng. Họ muốn được biết rằng công ty có quan tâm đến họ.
  3. Trao quyền cho tôi. Sự trao quyền đôi rất đa dạng. Một vài nhân viên muốn gia tăng trách nhiệm, trong khi những người khác có thể muốn những thứ như đào tạo và phát triển.

 Làm sự gắn kết trở thành một phần của phát triển văn hoá cũng sẽ tạo ra sự gắn kết tập trung vào các giá trị và các hành vi. Khi sự gắn kết trở thành một phần trong GEN văn hoá của bạn, và được trao đổi, mô hình hoá và tăng cường bởi công tác quản lý thì kết quả sẽ sớm xuất hiện.

#2. Tăng Cường Sự Giao Tiếp & Cộng Tác Giữa Nhân Viên & Doanh Nghiệp.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc giao tiếp thường xuyên sẽ tạo ra sự gắn kết tốt hơn trong nhóm làm việc. Không cần quá chú trọng vào nội dung mà tập trung vào tần suất tương tác & ngữ cảnh của nó. Nhờ vậy bạn có thể dự đoán hiệu suất của nhóm làm việc.

Các công ty có thể cải thiện sự giao tiếp nhân viên của họ bằng việc bắt đầu tăng số lượng những tin nhắn nhỏ hơn đến nhiều nhân viên hơn thường xuyên hơn. Bạn không cần các cuộc giao tiếp dài hoặc đặc biệt quan trọng nhưng cần các cuộc giao tiếp thường xuyên. Sự cộng tác tập thể cũng được cải thiện khi mọi người nói chuyện với nhau và những người không nói chuyện nên được nhắc nhở và đưa họ vào cuộc thảo luận.

Các “tín hiệu gắn kết” thể hiện sự đồng cảm đối với người nói và sự chân thành cho những gì họ nói. Chúng bao gồm các hành vi không bằng lời ví dụ như lắng nghe tích cực, giao tiếp bằng mắt và thường xuyên gật đầu. Chúng xuất hiện ở cự li gần và các lợi ích từ động chạm cơ thể. Nghiên cứu chỉ ra rằng sự gắn kết hoàn toàn trong im lặng có ý nghĩa hơn lời nói.

Sự giao tiếp bằng văn bản tạo nên các tín hiệu và cũng là một phần của kế hoạch giao tiếp. Tuy nhiên, xét về mặt hiệu quả, chúng lu mờ nếu so sánh với giao tiếp mặt đối mặt cũng như chúng không mang đến các tín hiệu gắn kết.

Sự cộng tác dựa tinh thần tập thể thường không tự nhiên xảy ra. Người quản lý sẽ phải đưa ra phương hướng, huấn luyện và trao thưởng để thay đổi tất cả các chủ nghĩa cá nhân thông thường và tâm lý sói đơn độc với mục đích chia sẻ các ý tưởng và hiểu biết giữa các thành viên.

Khi người quản lý đề cao sự cộng tác tập thể từ trên xuống dưới, các nhân viên sẽ đều hướng tới việc theo đuổi một mục tiêu chung, loại bỏ các hành động hoặc nhận thức cá nhân gây cản trở, và thưởng cho các kết quả theo nhóm, các nhóm có hiệu suất cao sẽ phát triển đều đặn. Cuối cùng họ sẽ tăng trưởng trên đà của chính họ.

#3. Đo Lường & Cải Tiến Thường Xuyên

Có một vài phương pháp sẵn có, nhưng với kinh nghiệm của mình, tôi thấy rằng cách đo lường gắn kết hiệu quả nhất khi nó là một phần của việc đo lường trải nghiệm nhân viên. Ba chỉ số tôi đã tìm ra có ích nhất là các: giá trị văn hoá, điểm số hài lòng của nhân viên (eNPS) và sự đánh giá các nhân tố thỏa mãn cá nhân “Quan tâm tới tôi, Công nhận giá trị của tôi và Trao quyền cho tôi”. Một khi bạn đã nắm bắt được các phương pháp của bạn và phân tích quá trình, điều quan trọng là sau đó nhanh chóng quảng bá các kết quả, ăn mừng sự thành công, và tăng gấp đôi các cải tiến cần thiết.

Chuck Schaeffer, CEO of Vantive Media & Editor at CRMsearch.com

Giải pháp hearme có thể được ứng dụng trong việc đo lường mức độ gắn kết của nhân viên với công ty qua các chỉ số về sự hài lòng với môi trường, điều kiện làm việc, chất lượng bữa ăn hoặc chỉ số eNPS.  Tại công ty YoungOne Nam Định hiện tại đang ứng dụng hệ thống hearme để đánh giá mức độ hài lòng về bữa ăn hàng ngày của cán bộ công nhân viên.



Bản quyền nội dung: Hearme.vn


Hearme.vn - Giải pháp đo lường hài lòng khách hàng

  • Chưa đến: 5.000 đ/ngày
Tư vấn: 0912083463

Đăng nhận xét

0 Nhận xét