Tôi
chắc chắn rằng hầu hết mọi người nhìn nhận hành trình trải nghiệm của khách
hàng một cách hạn hẹp. Tại sao tôi lại chắc như vậy về góc nhìn trải nghiệm
khách hàng .
Tôi
có tìm kiếm trên mạng Internet về định nghĩa TRẢI NGHIỆM KHÁCH HÀNG LÀ GÌ?
Tôi
nhận được rất nhiều định nghĩa cho khái niệm này rất hay. Tôi liệt kê một vài định
nghĩa cho các bạn xem:
-
Trải nghiệm khách hàng là tất cả mọi thứ công ty của bạn làm cho khách hàng hài
lòng.
-
Trải nghiệm khách hàng là những điều mà khách hàng cảm nhận được từ sự tương
tác giữa họ và công ty của bạn.
-
Trải nghiệm khách hàng là mọi thứ (bao gồm cả hữu hình và vô hình) mà khách
hàng đã trải qua khi họ tìm hiểu, sử dụng sản phẩm của công ty.
-
Trải nghiệm khách hàng là hành trình tương tác giữa khách hàng và công ty.
-
Trải nghiệm khách hàng là rất nhiều điểm chạm giữa công ty và khách hàng từ bên
trong ra bên ngoài mang lại những nhận thức cho khách hàng về mặt tích cực cũng
như tiêu cực của công ty.
Nếu
chúng ta suy nghĩ về các định nghĩa, chúng ta sẽ đúc kết được nội dung như sau:
“Trải nghiệm khách hàng là tổng hợp của những
tương tác, nhận thức và cảm xúc của khách hàng có với công ty của bạn”.
Bạn
nghĩ rằng đây là một định nghĩa khá hợp lý. Có thể còn rất nhiều định nghĩa
khác nữa nhưng về nội dung cơ bản là như vậy. Tuy vậy, vấn đề là các nội dung
đó hình thành theo cùng cách tư duy: nhìn nhận từ phía công ty bạn đến khách
hàng.
Nó
được xây dựng lên từ vị trí của công ty nhìn về trải nghiệm khách hàng mà KHÔNG
PHẢI là vị trí của một khách hàng nhìn về trải nghiệm khách hàng.
Tôi
lấy 1 ví dụ về ngành hàng không để đưa ra một định nghĩa rõ ràng hơn về trải
nghiệm khách hàng như thế nào là đúng.
Khi
một người có 1 chuyến bay, trải nghiệm khách hàng của họ sẽ theo trình tự sau:
Tìm
hãng bay -> Mua vé máy bay -> Check in -> Lên máy bay -> Bay ->
Xuống máy bay -> Lấy hành lí -> Rời khỏi sân bay.
Minh học về hành trình khách hàng |
Trong
thực tế, chúng ta đều biết rằng trải nghiệm khách hàng để có 1 chuyến bay tác động
bởi nhiều yếu tố khác như:
-
Quyết định bay
-
Nghiên cứu chuyến bay
-
Tìm hãng hàng không
-
Mua vé
-
Đặt khách sạn
-
Đóng gói hành lý
-
An ninh sân bay
-
Dành thời gian ở sân bay
-
Đến khách sạn ….
Và
còn rất rất nhiều các yếu tố khác nằm ngoài sự kiểm soát của hãng hàng không,
nhưng điều đó không có nghĩa là nó không xảy ra và đó là 1 phần của trải nghiệm
khách hàng.
Chúng
ta cần hiểu rằng một khách hàng tương tác với công ty của chúng ta chỉ là 1 phần
nhỏ của bức tranh lớn tổng thế về trải nghiệm khách hàng. Tổng hợp tất cả các
tương tác của một khách hàng với công ty của chúng ta chưa đủ để gọi là trải
nghiệm khách hàng. Nó chỉ là một phần của trải nghiệm khách hàng.
Và
tôi tin rằng đây là một định nghĩa đầy đủ hơn về trải nghiệm khách hàng:
Trải nghiệm khách hàng là tổng hợp các tương tác, nhận thức và cảm xúc của một người trong quá trình đạt được mục tiêu hoặc kết quả của người đó
Tôi
tin rằng chúng ta cần nhìn nhận quan điểm trải nghiệm khách hàng theo hướng
khác, nó không chỉ đơn thuần là trải nghiệm khách hàng công ty của bạn. Trải
nghiệm khách hàng được hình thành dựa trên rất nhiều sản phẩm, dịch vụ của các
công ty khác nhau tạo ra cho khách hàng để đạt được một mục tiêu hoặc kết quả
nhất định.
Nếu
như bạn nhìn vào trải nghiệm khách hàng bao gồm các yếu tố như tương tác, nhận
thức và cảm xúc của một người để đạt được mục đích hoặc kết quả đó thì cách bạn lập bản đồ, phân tích và cải tiến
trải nghiệm khách hàng sẽ thay đổi mạnh mẽ.
Trải nghiệm khách hàng thực tế |
Việc
nhận thức về các tương tác giữa khách hàng với công ty của bạn chỉ là một trải
nghiệm trong số rất nhiều trải nghiệm của khách hàng trước khi ra quyết định sẽ
hoàn toàn thay đổi định nghĩa về trải nghiệm khách hàng của bạn từ nay về sau.
Đó
là sự khác biệt giữa trải nghiệm khách hàng nhìn từ bên trong hay bên ngoài. Đặt
mình vào vị trí là một công ty hay là
khách hàng sẽ có cái nhìn về trải nghiệm khách hàng hoàn toàn khác nhau.
Cho
dù bạn có thích hay không thì trải nghiệm khách hàng không xoay quanh bạn, nó
xoay quanh khách hàng của bạn.
Vậy
bạn nghĩ sao về điều này, tôi sẽ cho bạn vài ứng dụng hữu ích mà nó có thể đem
lại cho doanh nghiệp bạn:
Hãng
hàng không Jetstar làm được điều mà Vietnam Airline không làm được: cung cấp miễn
phí cho khách hàng dịch vụ xe Bus di chuyển giữa Trung tâm Hà nội và Sân bay Nội
bài, giúp họ giải quyết khó khăn khi đi máy bay của hãng.
Để
giúp khách hàng giải quyết khó khăn vấn đề tài chính khi mua hàng, một số siêu
thị điện máy kết hợp với công ty tài chính để cho khách hàng có thể vay tiền
cho chi tiêu dùng…
Với
cách tư duy mới này, tôi tin các doanh nghiệp sẽ thấu hiểu khách hàng hơn và dễ
dàng lập bản đồ tạo cho khách hàng hành trình tốt nhất, tạo ra nhiều cảm xúc cho
khách hàng nhất.
Bản quyền nội dung: Hearme.vn
0 Nhận xét