Objectives and Key Results - OKRs Là Gì
OKR hay OKRs là từ viết tắt tiếng anh của Objectives and Key Results, nghĩa là Mục tiêu và Kết quả then chốt, OKR là một hệ thống quản trị mục tiêu được Google, Twitter, LinkedIn, Facebook, Microsoft và rất nhiều công ty hàng đầu thế giới áp dụng. Đây là một công cụ đơn giản tạo ra sự liên kết và cam kết xoay quanh các mục tiêu được có thể đo lường.
Các chỉ số OKR có thể được sử dụng ở cấp độ công ty, đội nhóm hoặc cá nhân và có thể được chia sẻ trong toàn doanh nghiệp với ý định cung cấp cho các phòng ban thấy rõ các mục tiêu và kết quả trọng yếu qua đó có sự ưu tiên các và tập trung nỗ lực vào những công việc quan trọng nhất.
John Doerr có ý tưởng về OKR từ khi còn làm việc tại Intel và truyền bá nó đến các công ty mà ông đầu tư vào như Google và Amazon. Doerr đã giới thiệu OKR đến Google như một công thức để thiết lập mục tiêu:
Một mục tiêu đúng phải mô tả cả những gì bạn sẽ đạt được và làm thế nào bạn đo lường kết quả đó. Những từ then chốt ở đây là “as measured by” (được đo bằng), vì đo lường là điều làm cho mục tiêu trở thành mục tiêu rõ ràng. Nếu không thể đo lường, thì đó không phải là mục tiêu, mọi thứ bạn có chỉ là một mong muốn.
Tại sao nên sử dụng hệ thống quản lý OKRs ? Có 4 nguyên nhân được đưa ra gồm: Rèn luyện tính kỷ luật, truyền đạt mục tiêu chính xác, thiết lập những chỉ báo đo lường quá trình thực hiện và tập trung nỗ lực.
Mục tiêu là mô tả rõ nhất những gì bạn muốn đạt được. Mục tiêu ngắn gọn, đầy cảm hứng và hấp dẫn. Mục tiêu nên thúc đẩy và thách thức cho doanh nghiệp, nhóm (team) và cá nhân.
Kết quả then chốt là tập hợp các thước đo đo lường sự tiến bộ của bạn với Mục tiêu. Đối với mỗi Mục tiêu, bạn nên có một bộ từ 2 đến 5 Kết quả then chốt.
Tất cả các Kết quả then chốt phải định lượng được và đo được
Ví dụ 1:
Mục tiêu là “Tạo trải nghiệm tuyệt vời cho Khách hàng”.
Điều này có vẻ tuyệt vời, nhưng làm thế nào bạn biết trải nghiệm tuyệt vời là như thế nào? Hãy nhớ rằng, không đo lường, bạn không có mục tiêu.
Đó là lý do tại sao chúng ta cần Kết quả then chốt. Làm thế nào chúng ta có thể đo lường đươc khi chúng ta cung cấp trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng? Chỉ số khách hàng thiện cảm (Net Promoter Score - NPS) và Tỷ lệ mua lại (Repurchase Rate) sẽ là hai sự lựa chọn tốt. Khách hàng của chúng ta có cảm thấy tốt khi giao dịch với chúng ta, họ sẽ phản hồi, giới thiệu đến bạn bè và mua hàng tiếp? Customer Acquisition Cost (CAC) hay được hiểu là Chi phí bỏ ra để có được một khách hàng mới. Chúng ta muốn làm cho khách hàng hạnh phúc trong khi vẫn giữ được doanh thu.
Ví dụ hoàn chỉnh sẽ là:
Mục tiêu: Tạo trải nghiệm tuyệt vời cho Khách hàng
Kết quả then chốt:
- Cải thiện điểm NPS từ X đến Y. ( xem thêm: NPS là gì?)
- Tăng tỷ lệ Mua lại từ X đến Y.
- Duy trì CAC theo Y.
Ví dụ 2:
Áp dụng OKR cho một Website
Mục tiêu: Tăng lượng mua hàng trên website
( Xem thêm: Gia tăng doanh số bằng trải nghiệm mua hàng )
Kết quả then chốt:
- Tăng thời gian ở lại website từ X lên Y.
- Tăng số lượng đăng ký email từ X lên Y.
- Tăng lượng truy cập trung bình hàng tuần cho mỗi người dùng hoạt động từ X đến Y.
- Tăng lưu lượng truy cập không mất phí (tự nhiên) từ X lên Y.
- Tăng thứ hạng từ khóa A,B,C từ X lên Y.
Có Kết quả then chốt sẽ đảm bảo sự thành công chắc chắn của Mục tiêu. Chúng ta muốn tăng lượng truy cập hàng tuần, nhưng phải từ nguồn tự nhiên, không phải thông qua việc mở rộng chi phí quảng cáo.
Kết quả then chốt là rất quan trọng. Hầu như tất cả các Kết quả then chốt trên đều giúp cho Mục tiêu “Tăng lượng mua hàng trên website”. Một team khác hoặc Tổ chức có thể chọn cùng Mục tiêu đó chỉ khác Kết quả then chốt.
Thay vì sử dụng một kế hoạch tĩnh hàng năm, OKR lại có cách tiếp cận linh hoạt. Bằng cách sử dụng chu kỳ mục tiêu ngắn hơn, các công ty có thể thích ứng và đáp ứng với thay đổi.
Các công ty tiếp nhận OKR đều giảm được thời gian thiết lập mục tiêu. Kết quả là, họ đầu tư nguồn lực hiệu quả để đạt mục tiêu của họ mà không phải tự thiết lập.
- Cấp bậc mang tầm chiến lược với OKRs ở cấp cao, dài hạn cho công ty (thường là hàng năm). Cho biết mục tiêu mà doanh nghiệp sẽ đạt được trong năm đó, một bức tranh toàn cảnh về mục tiêu và các kết quả chính của công ty.
- Cấp bậc chiến thuật với OKRs ngắn hạn cho các đội (team) (thường là hàng quý). Cho biết những ưu tiên của nhóm về những kết quả cần đạt được.
- Cấp bậc hoạt động (cá nhân) cho biết công việc đang thực hiện của một người là gì để theo dõi kết quả OKR (thường là hàng tuần).
Sử dụng OKR để đo lường nếu bạn gia tăng giá trị, không phải để phân phối nhiệm vụ. Do đó, bạn cần phải hiểu sự khác biệt giữa Kết quả then chốt dựa trên Giá trị và Hoạt động.
Sai lầm này là hậu quả chung của lần đầu tiên áp dụng. Thay vì liệt kê danh sách OKR, hãy liệt kê những OKR ưu tiên hàng đầu. OKR là định nghĩa của bạn về những gì quan trọng nhất trong quý đó.
OKR là một công cụ liên kết, nên không bao giờ bạn thiết lập OKR của mình trong sự cô lập. Bạn cần phải nói chuyện với các team khác.
OKRs không phải là nghị quyết năm mới. Nếu không theo dõi thường xuyên, bạn sẽ không bao giờ đạt được chúng.
Xem thêm: Sách về OKRs - Bill Gates khuyên đọc
OKRs Mô hình quản trị kinh doanh hiệu quả |
Một mục tiêu đúng phải mô tả cả những gì bạn sẽ đạt được và làm thế nào bạn đo lường kết quả đó. Những từ then chốt ở đây là “as measured by” (được đo bằng), vì đo lường là điều làm cho mục tiêu trở thành mục tiêu rõ ràng. Nếu không thể đo lường, thì đó không phải là mục tiêu, mọi thứ bạn có chỉ là một mong muốn.
Tại sao nên sử dụng hệ thống quản lý OKRs ? Có 4 nguyên nhân được đưa ra gồm: Rèn luyện tính kỷ luật, truyền đạt mục tiêu chính xác, thiết lập những chỉ báo đo lường quá trình thực hiện và tập trung nỗ lực.
Cấu trúc của một OKR:
I will (Objective) as measured by (this set of Key Results).
Tôi sẽ (Mục tiêu) được đo bằng (các Kết quả then chốt của Mục tiêu này).
Mục tiêu là mô tả rõ nhất những gì bạn muốn đạt được. Mục tiêu ngắn gọn, đầy cảm hứng và hấp dẫn. Mục tiêu nên thúc đẩy và thách thức cho doanh nghiệp, nhóm (team) và cá nhân.
Kết quả then chốt là tập hợp các thước đo đo lường sự tiến bộ của bạn với Mục tiêu. Đối với mỗi Mục tiêu, bạn nên có một bộ từ 2 đến 5 Kết quả then chốt.
Tất cả các Kết quả then chốt phải định lượng được và đo được
Ví dụ 1:
Mục tiêu là “Tạo trải nghiệm tuyệt vời cho Khách hàng”.
Điều này có vẻ tuyệt vời, nhưng làm thế nào bạn biết trải nghiệm tuyệt vời là như thế nào? Hãy nhớ rằng, không đo lường, bạn không có mục tiêu.
Đó là lý do tại sao chúng ta cần Kết quả then chốt. Làm thế nào chúng ta có thể đo lường đươc khi chúng ta cung cấp trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng? Chỉ số khách hàng thiện cảm (Net Promoter Score - NPS) và Tỷ lệ mua lại (Repurchase Rate) sẽ là hai sự lựa chọn tốt. Khách hàng của chúng ta có cảm thấy tốt khi giao dịch với chúng ta, họ sẽ phản hồi, giới thiệu đến bạn bè và mua hàng tiếp? Customer Acquisition Cost (CAC) hay được hiểu là Chi phí bỏ ra để có được một khách hàng mới. Chúng ta muốn làm cho khách hàng hạnh phúc trong khi vẫn giữ được doanh thu.
Ví dụ hoàn chỉnh sẽ là:
Mục tiêu: Tạo trải nghiệm tuyệt vời cho Khách hàng
Kết quả then chốt:
- Cải thiện điểm NPS từ X đến Y. ( xem thêm: NPS là gì?)
- Tăng tỷ lệ Mua lại từ X đến Y.
- Duy trì CAC theo Y.
Ví dụ 2:
Áp dụng OKR cho một Website
Mục tiêu: Tăng lượng mua hàng trên website
( Xem thêm: Gia tăng doanh số bằng trải nghiệm mua hàng )
Kết quả then chốt:
- Tăng thời gian ở lại website từ X lên Y.
- Tăng số lượng đăng ký email từ X lên Y.
- Tăng lượng truy cập trung bình hàng tuần cho mỗi người dùng hoạt động từ X đến Y.
- Tăng lưu lượng truy cập không mất phí (tự nhiên) từ X lên Y.
- Tăng thứ hạng từ khóa A,B,C từ X lên Y.
Có Kết quả then chốt sẽ đảm bảo sự thành công chắc chắn của Mục tiêu. Chúng ta muốn tăng lượng truy cập hàng tuần, nhưng phải từ nguồn tự nhiên, không phải thông qua việc mở rộng chi phí quảng cáo.
Kết quả then chốt là rất quan trọng. Hầu như tất cả các Kết quả then chốt trên đều giúp cho Mục tiêu “Tăng lượng mua hàng trên website”. Một team khác hoặc Tổ chức có thể chọn cùng Mục tiêu đó chỉ khác Kết quả then chốt.
Những Ưu Điểm của OKR
Mục tiêu linh hoạt
Thay vì sử dụng một kế hoạch tĩnh hàng năm, OKR lại có cách tiếp cận linh hoạt. Bằng cách sử dụng chu kỳ mục tiêu ngắn hơn, các công ty có thể thích ứng và đáp ứng với thay đổi.
Đơn giản
Áp dụng OKR đơn giản, và bản thân các OKRs cũng rất dễ hiểu. Các mô hình ban đầu của Intel đặt mục tiêu hàng tháng, đòi hỏi quy trình nhẹ nhàng.Các công ty tiếp nhận OKR đều giảm được thời gian thiết lập mục tiêu. Kết quả là, họ đầu tư nguồn lực hiệu quả để đạt mục tiêu của họ mà không phải tự thiết lập.
Minh bạch
Mục đích chính của OKR là tạo sự liên kết trong tổ chức. Để làm được điều này, OKR được công khai cho tất cả các cấp trong công ty – mọi người đều có quyền xem OKRs của người khác. Các OKR của Giám đốc đều có trên phần mềm.Hoạt động theo các cấp bậc (level) nối nhau
OKR hiểu rằng chiến lược và chiến thuật có các thời kỳ tự nhiên khác nhau vì về sau sẽ có sự thay đổi. Để giải quyết vấn đề này, OKR thông qua các cấp độ khác nhau:- Cấp bậc mang tầm chiến lược với OKRs ở cấp cao, dài hạn cho công ty (thường là hàng năm). Cho biết mục tiêu mà doanh nghiệp sẽ đạt được trong năm đó, một bức tranh toàn cảnh về mục tiêu và các kết quả chính của công ty.
- Cấp bậc chiến thuật với OKRs ngắn hạn cho các đội (team) (thường là hàng quý). Cho biết những ưu tiên của nhóm về những kết quả cần đạt được.
- Cấp bậc hoạt động (cá nhân) cho biết công việc đang thực hiện của một người là gì để theo dõi kết quả OKR (thường là hàng tuần).
Lỗi thông thường khi áp dụng OKR
1. Áp dụng OKR như một danh sách công việc
Sử dụng OKR để đo lường nếu bạn gia tăng giá trị, không phải để phân phối nhiệm vụ. Do đó, bạn cần phải hiểu sự khác biệt giữa Kết quả then chốt dựa trên Giá trị và Hoạt động.
2. Thiết lập quá nhiều OKRs
Sai lầm này là hậu quả chung của lần đầu tiên áp dụng. Thay vì liệt kê danh sách OKR, hãy liệt kê những OKR ưu tiên hàng đầu. OKR là định nghĩa của bạn về những gì quan trọng nhất trong quý đó.
3. Không liên kết các OKRs của bạn
OKR là một công cụ liên kết, nên không bao giờ bạn thiết lập OKR của mình trong sự cô lập. Bạn cần phải nói chuyện với các team khác.
4. “Đặt ra nó và Quên nó.”
OKRs không phải là nghị quyết năm mới. Nếu không theo dõi thường xuyên, bạn sẽ không bao giờ đạt được chúng.
OKR là một công cụ quản lý, không phải là một công cụ đánh giá nhân viên.
Andy Grove
Bản quyền nội dung: Hearme.vn
0 Nhận xét