Toàn cảnh trải nghiệm khách hàng: Trải nghiệm khách hàng là chiến trường mới

Chuyển đổi số để vươn lên từ khủng hoảng bài học từ dịch SARS 2003


Nhiều doanh nghiệp đang gặp khó trước khủng hoảng dịch bệnh viêm phổi do virus corona chủng mới (Covid-19), bên cạnh đó vẫn có không ít doanh nghiệp tăng trưởng và lớn mạnh. Như cách tỷ phú Jack Ma nhận định, mọi cuộc khủng hoảng luôn ẩn chứa những cơ hội cho những người nắm bắt và thích ứng với chúng.




Jack Ma tạo sàn thương mại điện tử lớn nhất thế giới giữa đại dịch SARS 2003 Khủng hoảng Covid-19 khiến chúng ta nhớ đến tình cảnh của 17 năm trước, khi dịch SARS bùng nổ ở Trung Quốc. Nhiều trường học, nhà máy, cửa hàng cũng phải đóng cửa vì dịch bệnh, hàng ngàn người nhiễm và hàng trăm người bỏ mạng. Đại dịch đã gây nên một cuộc suy thoái lớn, gây thiệt hại 40 tỷ đô trên toàn thế giới. Nhưng dịch SARS cũng chính là bước ngoặt mạnh mẽ đối với một số doanh nghiệp do nhận ra sự thay đổi của hành vi người tiêu dùng vào thời điểm đó. Tuy nhiều doanh nghiệp gặp khó do ảnh hưởng của SARS nhưng cũng có không ít doanh nghiệp nhờ SARS có thể phát triển và lớn mạnh hơn. Alibaba là một minh chứng cho thành ngữ “trong nguy có cơ", khủng hoảng luôn tiềm ẩn các cơ hội phát triển. Năm 2003 khi SARS bùng nổ, thương mại điện tử (TMĐT) vẫn chưa phổ biến tại Trung Quốc vì lúc đó kết nối internet vẫn còn hạn chế. Alibaba lúc đó vẫn chỉ là một nền tảng TMĐT B2B kết nối các doanh nghiệp bán lẻ ở Mỹ với các doanh nghiệp sản xuất cung ứng ở Trung Quốc. Tháng 5/2003, một nhân viên của Alibaba dương tính với SARS sau khi tham gia Hội chợ xuất nhập khẩu thường niên dành cho B2B có tên Canton. Dư luận nghi ngờ nhân viên này chính là nguồn lây SARS trong thành phố khiến danh tiếng của Alibaba ảnh hưởng rất nhiều. Hơn 500 nhân viên Alibaba phải cách ly tại nhà. Do tác động của SARS, nhiều quốc gia đưa ra cảnh báo du lịch tới Trung Quốc và số lượng doanh nghiệp đến làm ăn ở Trung Quốc giảm mạnh. Nhiều doanh nghiệp nước ngoài chọn giao dịch trực tuyến vì họ không thể đến Trung Quốc. Do đó, hoạt động kinh doanh của Alibaba tăng trưởng với tốc độ hơn 50%. Từ tháng 3/2003, mảng kinh doanh TMĐT B2B của Alibaba có thêm 4.000 thành viên và 9.000 mặt hàng mới lên sàn mỗi ngày, chứng kiến tốc độ tăng trưởng từ 3 đến 5 lần so với thời kì trước khi SARS bùng phát. Không có nhiều lựa chọn, các nhà bán lẻ ở Trung Quốc cũng phải đầu tư vào marketing trực tuyến trên nền tảng của Alibaba. Năm đó, doanh thu của Alibaba tăng 50% và nhiều thời điểm doanh thu hàng ngày chạm mốc 10 triệu nhân dân tệ. Một nửa trong số 1,4 triệu nhà cung cấp trên nền tảng B2B của Alibaba cũng thấy doanh số bán hàng tăng mạnh. Điều đáng nói là Alibaba cũng ra mắt Taobao vào năm 2003 khi Jack Ma quyết tâm thực hiện dự án với một đội ngũ bí mật chỉ có vỏn vẹn 6 người. Dự án đồng nghĩa với việc Alibaba sẽ cạnh tranh trực tiếp với "ông lớn" eBay, nền tảng chợ TMĐT số 1 Trung Quốc lúc đó. Taobao ra mắt vào tháng 7/2003 và chỉ trong hai năm đã trở thành trang TMĐT C2C hàng đầu ở quốc gia tỉ dân. Dịch SARS thực sự là một bước ngoặt đối với Alibaba trong hành trình trở thành một hãng TMĐT lớn mạnh nhất ở Trung Quốc và trên cả thế giới.
Nhu cầu mua sắm trực tuyến tăng đột biến là cơ hội để các doanh nghiệp phát triển kênh bán hàng online. 
Covid-19 là cơ hội để doanh nghiệp chuyển mình Mới đây, Jack Ma cũng nhận định rằng Covid-19 là một cơ hội để các doanh nghiệp tái định hình, đồng thời chuẩn bị cho đà tăng trưởng sẽ đến sau khi bệnh dịch lắng xuống. Thomas Frey, nhà kinh tế học người Mỹ cũng nhận định bên cạnh những thách thức, dịch Covid-19 cũng mở ra nhiều cơ hội phát triển cho doanh nghiệp. Phát triển kênh bán hàng online: Dịch Covid-10 khiến nhu cầu mua hàng qua mạng bùng nổ. Ngày càng nhiều người tiêu dùng quen với việc mua sắm qua mạng thực phẩm và các nhu yếu phẩm hàng ngày. Các doanh nghiệp chủ động phát triển các kênh bán hàng online bên cạnh cửa hàng offline truyền thống sẽ giữ vững tăng trưởng. Ngành bán lẻ chuyển mình: Các chuỗi bán lẻ lớn như Walmart, Target và Costco tại Mỹ trở thành tâm điểm của sự hoảng loạn khi người dân “vét sạch” những kệ hàng trong các siêu thị. Thế nhưng, trong tương lai, các cửa hàng bán lẻ truyền thống có thể sẽ vấp phải muôn vàn khó khăn trong cuộc đua cạnh tranh với các đối thủ hoạt động trong lĩnh vực TMĐT. Dịch bệnh khiến thói quen mua hàng của người tiêu dùng thay đổi từ offline sang online, trong tương lai khi dịch bệnh qua đi, thói quen mua hàng online sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ khi ngày càng nhiều doanh nghiệp tham gia vào cuộc chơi. Dịch vụ giao hàng lên ngôi: Giao hàng là dịch vụ không thể thiếu của thương mại điện tử. Các chuỗi siêu thị bán lẻ có thể xây dựng dịch vụ vận chuyển của riêng mình hoặc tìm đối tác vận chuyển bên ngoài. Rất nhiều ứng dụng giao hàng mới ra đời, các hãng giao vận đã tồn tại như DoorDash, Grubhub, Instacart, và Uber Eats ở thị trường Mỹ đều tăng về số lượng đơn hàng. Nhu cầu tuyển dụng nhân viên giao hàng cũng là rất lớn. Ngành công nghiệp này là một trong những điểm sáng hiếm hoi trong bối cảnh có hàng nghìn doanh nghiệp đóng cửa, hàng nghìn người đã mất đi việc làm.
Chuyển đổi số cho phép doanh nghiệp quản trị và vận hành doanh nghiệp dễ dàng hơn trong bối cảnh mới khi dịch bệnh hoành hành làm thay đổi môi trường làm việc và thói quen tiêu dùng.
Chuyển đổi số - giải pháp để biến thách thức thành cơ hội Hạn chế đi lại và gặp gỡ trực tiếp có nghĩa là con người sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào công nghệ để giao tiếp, liên lạc và trao đổi công việc. Muốn nhân viên làm việc từ xa hiệu quả, ngoài việc xây dựng chính sách cho nhân viên, sở hữu hệ thống quy trình làm việc chặt chẽ thì các công cụ quản lý thông minh là điều quan trọng không kém. Không đơn thuần chỉ là những công cụ phục vụ cho nhu cầu giao tiếp, doanh nghiệp cần có những bước đi hệ thống và chiến lược hơn, nhằm hướng tới những nền tảng toàn diện, có thể giải quyết triệt để từng bài toán trong quá trình quản trị và vận hành. Ngoài các công cụ để giao việc, báo cáo, quản lý đơn hàng, doanh nghiệp cũng cần ứng dụng các công cụ để tăng sự gắn kết giữa doanh nghiệp - khách hàng. Ví dụ như giải pháp đo lường và quản trị trải nghiệm khách hàng. Giải pháp này không chỉ cung cấp kênh giao tiếp giữa khách hàng - doanh nghiệp mà còn là công cụ để doanh nghiệp thu thập thông tin về khách hàng, giúp doanh nghiệp hiểu rõ mong muốn, nguyện vọng của khách hàng để phục vụ tốt hơn.

Doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số là hướng đi phù hợp với xu thế của thời đại. Về phía người tiêu dùng việc chuyển hướng mua sắm online thay vì ra siêu thị, cửa hàng cũng là góp công chống dịch, đúng với tinh thần chống dịch theo lời kêu gọi của Chính phủ, toàn dân cách ly xã hội, tránh tụ tập nơi đông người. Thay đổi thói quen tiêu dùng còn là cách ủng hộ doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số, chung tay vượt qua khó khăn thời khủng hoảng Covid-19.



Hearme đồng hành cùng các doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số, phát triển kênh bán hàng online với chương trình miễn phí đăng ký mới và 3 tháng sử dụng giải pháp đo lường sự hài lòng khách hàng trên các kênh online, hãy liên lạc với hearme để được hỗ trợ cài đặt và hướng dẫn sử dụng nhé.

Bản quyền nội dung: Hearme.vn


Hearme.vn - Giải pháp đo lường hài lòng khách hàng

  • Chưa đến: 5.000 đ/ngày
Tư vấn: 0912083463

Đăng nhận xét

0 Nhận xét