Toàn cảnh trải nghiệm khách hàng: Trải nghiệm khách hàng là chiến trường mới

Đánh giá mức độ hài lòng của nhân viên

Đôi khi với một doanh nghiệp, sự bất ổn không đến từ những khủng hoảng của thị trường, khách hàng hay đối tác. Mà nguy hiểm hơn đó là bất ổn về hệ thống nhân sự. Khó khăn trong công tác tuyển dụng và giữ chân nhân viên.

Một công ty khó lòng mà phát triển bền vững khi mà không thể xây dựng được một đội ngũ nhân sự ổn định, đoàn kết trong một văn hóa doanh nghiệp có bản sắc riêng.

Cùng một sự vật nhưng ý kiến rất khác nhau.
Nhiều chủ doanh nghiệp than phiền rằng nhân viên của họ không trung thành, thường nhảy việc, năng lực không đáp ứng được yêu cầu.

Nhưng nhiều khảo sát về người lao động lại cho thấy góc nhìn khác hẳn. Một khảo sát với nhân sự ngành CNTT cho thấy 62% nhân viên cảm thấy không được sếp đánh giá đúng năng lực. 64% không hiểu rõ về con đường sự nghiệp và cơ chế thăng tiến, Chỉ 19% nói họ thực sự hạnh phúc khi làm việc.

Như vậy rõ ràng vấn đề của doanh nghiệp đó là đã không làm "Hài Lòng" chính những khách hàng nội bộ của mình để giữ chân họ. Khi không "happy" việc không hoàn thành công việc, hay rời bỏ doanh nghiệp là điều tất yếu. Giống như việc bạn không làm khách hàng hài lòng thì họ sẽ mua hàng ở một nơi khác vậy.

Doanh nghiệp của bạn từng đánh giá mức hài lòng của nhân viên chưa?
Bạn có thật sự hiểu nhân viên của mình đang kỳ vọng gì khi làm việc ở công ty?

Nếu bạn nghĩ bạn tuyển dụng một người lao động vào làm việc và trả lương cho họ cùng những phúc lợi thì trách nhiệm của họ là hoàn thành công việc thì rất khó lòng có được những nhân sự chất lượng. Bởi đó chỉ là một cuộc mua bán.

Nhân viên của bạn có nhiều mối bận tâm hơn thế nhiều, cơ hội thăng tiến, khả năng phát triển, mối quan hệ với cấp trên, đồng nghiệp, được công nhận.... .

Mỗi một độ tuổi, một hoàn cảnh, yếu tố vùng miền thì cũng tạo nên những nhu cầu khác nhau đối với nhân viên của bạn. Một nhân viên mới ra trường, ít kinh nghiệm sẽ khác hoàn toàn một người đã làm một thời gian, đang có gia đình. Hoặc bộ phận công nhân sẽ khác với nhân viên văn phòng.

Bạn có thể dùng khảo sát, hoặc những buổi trò chuyện với nhân sự của mình để hiểu họ hơn. Biết được những nhu cầu và mong muốn của họ. Đáp ứng những nhu cầu hợp lý và có những thay đổi phù hợp để nhân viên cảm thấy thoải mái.

Tìm hiểu những vấn đề thiết thực nhất, như họ có hài lòng với không gian làm việc không? họ có được hỗ trợ công việc từ cấp trên, đồng nghiệp hay không? Họ có được cung cấp đầy đủ công cụ làm việc, bảo hộ lao động. Họ thấy chính sách lương, đãi ngộ công ty có tốt không? Đời sống của họ ra sao, họ có hài lòng vơi cơm trưa được cung cấp, Các hoạt động văn hóa, tinh thần của doanh nghiệp không?

Nhân viên của bạn có sẵn sàng giới thiệu công ty đến bạn bè, người thân của họ.

Nếu đã từng biết về chỉ số NPS (Net Promoter Score) về sự hài lòng của khách hàng thì bạn cũng có thể áp dụng câu hỏi này với nhân viên của mình. chỉ số eNPS ( Employee Net Promoter Score) được áp dụng trong doanh nghiệp về khả năng một nhân viên giới thiệu công ty đến bạn bè, người thân của họ.

Nếu tỷ lệ nhân viên của bạn sẵn sàng làm việc này, chúng tôi nghĩ bạn không cần quá lo lắng về việc thiếu hụt nhân sự. Vì bạn đang tạo ra một môi trường mà những người đang làm việc cùng bạn rất Happy- hạnh phúc, khiến nhân viên của bạn cũng muốn chia sẻ điều đó với những người mà họ quen biết.

Bản quyền nội dung: Hearme.vn


Hearme.vn - Giải pháp đo lường hài lòng khách hàng

  • Chưa đến: 5.000 đ/ngày
Tư vấn: 0912083463

Đăng nhận xét

0 Nhận xét